Điện ảnh Hàn Quốc Điện ảnh Triều Tiên

Giai đoạn hình thành: 1945-1955

Cùng với sự đầu hàng của quân đội Nhật Bản năm 1945, nền điện ảnh của Hàn Quốc cũng bắt đầu được xây dựng với bộ phim Jayu Manse (자유만세, 1946) của đạo diễn Choi In-gyu. Tuy vậy công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc phát triển khá chậm chạp do chịu ảnh hưởng của chiến tranh, từ năm 1950 đến năm 1953 mỗi năm chỉ có chừng 5 hoặc 6 bộ phim được sản xuất, thêm vào đó những bộ phim được lưu trữ thời gian trước đó cũng lại bị chiến tranh phá hủy ít nhiều.

Giai đoạn hoàng kim: 1955-1962

Sau khi hiệp định đình chiến được ký kết năm 1953, tổng thống Hàn Quốc Lý Thừa Vãn đã góp phần khôi phục nền điện ảnh nước này bằng việc miễn thuế cho mọi bộ phim sản xuất trong nước. Quá trình hồi phục và phát triển này được đánh dấu bằng một chuyển thể điện ảnh khác của Xuân Hương truyện do Lee Kyu-hwan thực hiện năm 1955. Bộ phim này đã thành công vang dội khi chỉ trong vòng 2 tháng nó đã thu hút 10% dân số Seoul (khoảng trên 200.000 người) đến rạp, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc[14].

Chất lượng và số lượng các bộ phim Hàn Quốc được cải thiện nhanh chóng, năm 1956 bộ phim Sijibganeun nal (시집가는 날) của Lee Byeong-il đã bắt đầu đem về cho nước này những giải thưởng quốc tế. Đến năm 1959 sản lượng phim của công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc đã lên tới 111 phim một năm, tức là gấp hơn 20 lần sản lượng trung bình 10 năm trước đó[15]. Năm 1961, điện ảnh Hàn Quốc có hai tác phẩm xuất sắc là Hanyeo (하녀) của Kim Ki-youngObaltan (오발탄) của Yu Hyun-mok, cả hai đều được đánh giá là nằm trong số những bộ phim hay nhất trong lịch sử điện ảnh nước này[16].

Khủng hoảng: 1962-1979

Giai đoạn hoàng kim của điện ảnh Hàn Quốc chấm dứt sau khi Bak Jeonghui lên nắm chính quyền năm 1962. Chính phủ Bak Jeonghui đã ngay lập tức tăng sự kiểm soát của nhà nước đối với công nghiệp điện ảnh. Theo Luật điện ảnh năm 1963, một loạt các biện pháp kiểm duyệt khắc nghiệt được áp dụng đối với số lượng và nội dung các phim sản xuất trong nước. Chỉ trong vòng 1 năm, số lượng phim sản xuất giảm từ 71 xuống còn 16.

Sự kiểm soát của nhà nước lên đến đỉnh cao vào giữa và cuối thập niên 1970 đã phá hủy gần như toàn bộ những giá trị nghệ thuật điện ảnh Hàn Quốc xây dựng được trong những năm trước đó. Thêm vào đó điện ảnh cũng phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt của một loại hình giải trí mới, truyền hình, vốn phát triển đột ngột từ cuối thập niên 1960. Năm 1979, lượng khán giả đến rạp phim giảm chỉ còn 1/3 so với 10 năm trước đó (65 triệu lượt người xem năm 1979 so với 173 triệu lượt người xem năm 1969[16]).

Phục hồi: 1980-1999

Sau những biến động liên tiếp đầu những năm 1980 gồm vụ ám sát Tổng thống Bak Jeonghui, cuộc Đảo chính ngày 12 tháng 12 và vụ thảm sát Gwangju, Hàn Quốc bắt đầu quá trình dân chủ hóa đời sống chính trị và xã hội, trong đó có công nghiệp điện ảnh. Mặc dù trong thập niên này, lượng người đến rạp vẫn rất thấp nhưng điện ảnh đã dần có dấu hiệu hồi sinh khi chính phủ nới lỏng sự kiểm soát đối với ngành công nghiện điện ảnh. Điện ảnh Hàn Quốc cũng bắt đầu được quốc tế biết tới, sau khi bộ phim Mandala (만다라', 1981) của đạo diễn Im Kwon-taek giành Giải thưởng lớn tại Liên hoan phim Hawaii, đây cũng là bộ phim Hàn Quốc đầu tiên tham gia các liên hoan phim lớn ở châu Âu[17].

Năm 1988, tổng thống Roh Tae-woo chính thức gỡ bỏ sự kiểm duyệt nội dung chính trị cho điện ảnh Hàn Quốc, giúp cho các đạo diễn có thể khai thác các đề tài xã hội gai góc và gần gũi với cuộc sống hơn. Tuy vậy thị trường phim Hàn Quốc tiếp tục đạt doanh thu thấp và lại bị các bộ phim HollywoodHồng Kông thống trị, năm 1993 chỉ có 16% số phim chiếu rạp là phim nội địa.

Đột phá và phát triển mạnh mẽ: Từ năm 1999 đến nay

Bước đột phá của nền công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc đến năm 1999 với bộ phim bom tấn Shiri (쉬리), bước cách mạng về thương mại hóa điện ảnh. Tuy bộ phim đầu tiên do tư nhân (hãng Samsung) tài trợ đã được thực hiện từ năm 1992 nhưng phải chờ đến Shiri điện ảnh Hàn Quốc mới thực sự tìm được hướng đi mới thu hút khán giả. Đó là những tác phẩm kinh phí lớn (kinh phí Shiri khoảng 8 triệu USD, lớn nhất trong lịch sử điện ảnh Hàn Quốc cho đến thời điểm đó), đề tài hấp dẫn (Shiri đề cập đến xung đột hai miền Nam - Bắc Triều trong cuộc rượt đuổi giữa các điệp viên Triều Tiên ở Seoul với những sĩ quan tình báo Hàn Quốc) và sự góp mặt của những ngôi sao điện ảnh (Shiri có một giàn diễn viên tên tuổi gồm Han Suk-kyu, Choi Min-sik, Kim Yoon-jinSong Kang-ho). Với công thức như vậy, Shiri đã thành công vang dội về mặt thương mại khi bán được tới 2 triệu vé chỉ tính riêng ở Seoul và trở thành bộ phim ăn khách nhất lịch sử điện ảnh Hàn Quốc, vượt qua các bộ phim bom tấn nổi tiếng của Hollywood như Titanic hay Ma trận (The Matrix). Thành công của Shiri được tiếp nối ngay trong các năm tiếp theo bằng những bộ phim bom tấn về đề tài xung đột Nam-Bắc khác như Khu vực an ninh chung (2000) hay Cờ Thái cực giương cao (태극기, 2004).

Một bước tiến nữa về thể loại của điện ảnh Hàn Quốc là bộ phim Cô nàng ngổ ngáo (엽기적인 그녀, 2001), một bộ phim tình cảm - hài (rom-com) không chỉ ăn khách ở Hàn Quốc mà còn được ưa thích ở nhiều nước châu Á. Bộ phim này đã mở đầu cho trào lưu phim tình cảm hài vốn là thế mạnh của điện ảnh Hàn Quốc trong việc xâm nhập các thị trường điện ảnh khác (vốn không mặn mà với đề tài xung đột Nam - Bắc Triều). Những bộ phim tình cảm của Hàn Quốc cũng bắt đầu được Hollywood chú ý và một số phim đã được mua bản quyền để làm lại (remake), trong số này bộ phim Il Mare (시월애, 2000) đã được làm lại thành một tác phẩm Hollywood có tựa đề Ngôi nhà bên hồ (The Lake House, 2006) với sự góp mặt của 2 ngôi sao là Sandra BullockKeanu Reeves.

Không chỉ thành công về mặt thương mại, các bộ phim Hàn Quốc còn bắt đầu thành công tại các liên hoan phim lớn trên thế giới. Năm 2002 bộ phim Oasis (오아시스) của đạo diễn Lee Chang-dong (sau này trở thành Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Du lịch Hàn Quốc) đã giành giải hai tại Liên hoan phim Venezia. Cũng tại liên hoan phim này, bộ phim 3-Iron (빈집, 2004) của đạo diễn Kim Ki Duk đã giành giải Sư tử bạc. Kim Ki Duk là đạo diễn phim nghệ thuật nổi tiếng của Hàn Quốc, với bộ phim Samaria (사마리아, 2004) ông đã giành giải Đạo diễn xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Berlin. Bộ phim đạt giải cao nhất trong số các liên hoan phim cho đến nay có lẽ là Oldboy (올드보이, 2003) của đạo diễn Park Chan-wook, tác phẩm này đã đoạt Giải thưởng lớn (Grand Prix) tại Liên hoan phim Cannes, tức là chỉ xếp sau bộ phim đoạt giải Cành cọ vàng năm đó là Fahrenheit 9/11. Trong Liên hoan phim Cannes năm 2007, nữ diễn viên Hàn Quốc Jeon Do-yeon cũng đã giành giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất (Prix d'interprétation féminine).

Các bộ phim ăn khách nhất

Các bộ phim này được xếp theo số lượng khán giả đến rạp chứ không theo tổng doanh thu. Danh sách được cập nhật đến tháng 8 năm 2007[18][19]:

Tên phimNăm phát hànhLượng khán giả
1괴물
(Quái vật sông Hàn)
200613.019.740
2왕의 남자
(Nhà vua và chàng hề)
200512.302.831
3태극기 휘날리며
(Cờ Thái cực giương cao)
200411.746.135
4실미도
(Silmido)
200311.074.000
5친구
(Friend)
20018.134.500
6웰컴 투 동막골
(Welcome To Dongmakgol)
20058.008.622
7D-War20076.902.034
8타짜
(Tazza: The High Rollers)
20066.847.777
9미녀는 괴로워
(Sắc đẹp ngàn cân)
20066.619.498
10쉬리
(Shiri)
19996.210.000
11투사부일체
(My Boss, My Teacher)
20066.105.431
12공동경비구역 JSA
(Khu vực an ninh chung)
20005.830.000
13가문의 위기
(Marrying The Mafia 2)
20055.635.266
14화려한 휴가
(May 18)
20075.609.005
15가문의 영광
(Marrying the Mafia)
20025.021.001
16말아톤
(Marathon)
20055.148.022
17살인의 추억
('Memories of Murder)
20035.101.645
18엽기적인 그녀
(Cô nàng ngổ ngáo)
20014.852.845
19동갑내기 과외하기
(Cô bạn gia sư)
20034.809.871
20신라의 달밤
(Kick The Moon
20014.353.800
21조폭 마누라
(Vợ tôi là Găng-tơ)
20014.180.900
22태풍
(Typhoon)
20054.094.395
23집으로
(The Way Home)
20024.091.000
24색즉시공
(Tình dục là chuyện nhỏ)
20024.089.900
25공공의 적 2
(Another Public Enemy)
20053.911.356

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Điện ảnh Triều Tiên http://www.latrobe.edu.au/screeningthepast/reruns/... http://www.latrobe.edu.au/screeningthepast/reruns/... http://www.imdb.com/Sections/Countries/NorthKorea/ http://www.imdb.com/name/nm1175930/ http://www.koreanmoviedb.com http://www.loveasianfilm.com http://www.nytimes.com/2004/08/27/world/a-mystery-... http://www.pusanweb.com/Exit/Oct97/briefhist.htm http://www.thingsasian.com/goto_article/article.32... http://www.asia.si.edu/KoreanFilm2004.htm